Phong cách tối giản không phải là sự thiếu vắng, mà là nghệ thuật của sự chọn lọc có chủ đích. Trong một căn phòng tối giản, mỗi món đồ đều “có lý do để hiện diện”, không gian không bị lấp đầy, mà được giữ lại khoảng trống để thở, để cảm nhận, để suy nghĩ. Minimalism không cố gắng gây ấn tượng bằng số lượng hay màu sắc rực rỡ, mà bằng sự lặng lẽ, tinh tế và cân bằng. Hãy cùng Sưa tìm hiểu về nghệ thuật “ít nhưng chất” của phong cách tối giản Milimalism trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Phong cách tối giản (phong cách Minimalism) là gì?
Phong cách Minimalism hay còn được gọi là phong cách tối giản có nguồn gốc từ phương Tây và phát triển mạnh mẽ từ những năm 60, 70 của thế kỷ XX, được ứng dụng trong các lĩnh vực thời trang, âm nhạc, hội họa, kiến trúc. Phong cách tối giản là một xu hướng thiết kế hiện đại, nhấn mạnh việc giảm thiểu tối đa các chi tiết thừa, chỉ giữ lại những phần thật cần thiết, cùng hạn chế việc sử dụng màu sắc trang trí là đặc trưng nổi bật dễ nhận diện nhất của xu hướng này.Trong thiết kế nội thất ngày nay, phong cách tối giản được rất nhiều người lựa chọn để làm phong cách chủ đạo cho ngôi nhà của mình.
Phong cách Minimalism trong thiết kế kiến trúc và nội thất
Phong cách Minimalism trong thiết kế kiến trúc và nội thất là sự kết hợp hài hòa giữa hình thức đơn giản và chức năng rõ ràng, tạo nên những không gian sống tinh tế, gọn gàng và thư thái.
Ludwig Mies van der Rohe – kiến trúc sư người Đức được xem là cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản. Ông đặt nền móng cho Minimalism với không gian đơn giản, tinh tế, sử dụng đường thẳng, mặt phẳng và bố cục rõ ràng, theo nguyên tắc “Less is more” (tạm dịch: ít hơn là nhiều hơn). Minimalism không phải cắt bỏ tùy tiện, mà là quá trình lược bỏ những yếu tố thừa thãi, không cần thiết, để giữ lại những yếu tố thật sự có giá trị, có ý nghĩa.
Thay vì dồn nén nhiều yếu tố vào một thiết kế hoặc sản phẩm, triết lý “Less is more” hướng đến việc tập trung vào chất lượng, từng chi tiết được chăm chút để mỗi yếu tố đều có lý do tồn tại. “Less” không đồng nghĩa với “đơn điệu”, nó là sự tập trung vào công năng và các trải nghiệm không gian thực chất. Tối giản là một trình độ cao của tư duy thiết kế, đòi hỏi người thiết kế phải thấu hiểu bản chất của vấn đề, từ đó đưa ra giải pháp tinh gọn mà hiệu quả.
Phong cách Minimalism trong thiết kế nội thất thu hút nhờ sự đơn giản và tinh tế, với nội thất ít chi tiết, giảm thiểu tối đa số lượng nhưng vẫn đảm bảo ý nghĩa và hài hòa. Phong cách này phổ biến rộng rãi ở châu Âu và ảnh hưởng mạnh đến các nước Bắc Âu từ thập niên 90, sau đó lan sang châu Mỹ và nhiều quốc gia khác.
Nhiều quan điểm cho rằng, ở châu Á Nhật Bản là quốc gia đầu tiên tiếp nhận và phát triển Minimalism. Có thể khẳng định rằng, Nhật Bản không phải là nơi tiếp nhận và phát triển Minimalism, từ thuở sơ khai cái tối giản này đã hình thành trong văn hóa của người Nhật từ thẩm mỹ, văn hóa Thiền tịnh cho đến kiến trúc. Người phương Tây là người khởi nguồn đặt tên cái định nghĩa cho chủ nghĩa Minimalism trong thế kỷ XX, còn người Nhật là cội nguồn của chủ nghĩa này từ trong lối sống, văn hóa lâu đời.
6 đặc trưng trong thiết kế nội thất theo phong cách Minimalism
Phong cách nội thất tối giản (Minimalism) không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp tinh gọn mà còn truyền tải một triết lý sống sâu sắc: sống đủ, sống có chọn lọc và sống tỉnh thức. Mỗi không gian, vật dụng đều được sắp xếp có chủ đích, tối ưu cả về công năng lẫn thẩm mỹ. Để hiểu rõ hơn vì sao Minimalism lại trở thành xu hướng sống hiện đại, chúng ta hãy cùng điểm qua 6 đặc điểm cốt lõi làm nên sức hấp dẫn bền vững của phong cách này cùng Sưa Interior bạn nhé!
Tổng thể không gian “tối giản – tối thiểu”
Không gian theo phong cách tối giản được thiết kế với tư duy lược bỏ – chỉ giữ lại những gì thật sự cần thiết. Tổng thể không gian ” Less is more – Ít là nhiều” chính là nguyên tắc mà Ludwig Mies van der Rohe đề ra cho phong cách này.
Phong cách tối giản giữ cho minh bố cục chặt chẽ, đường nét rõ ràng và hạn chế tối đa sự phân chia không gian bằng vách ngăn hay tường. Mọi yếu tố đều hướng đến sự tinh gọn, tạo nên cảm giác rộng rãi, thoáng đãng và yên tĩnh. Tối giản không đồng nghĩa với trống rỗng, mà là sự có mặt đầy đủ của những gì cần thiết và đủ dùng.
Giới hạn bảng màu trong thiết kế
Muốn tạo ra một không gian tối giản, yếu tố cơ bản cần phải đạt là màu sắc. Quy tắc về màu sắc của không gian tối giản chính là màu tạo cảm giác dịu nhẹ. Một màu nền, một màu chủ đạo và một màu nhấn – đó là công thức màu của phong cách tối giản.
Những gam màu trung tính thường được sử dụng làm màu tường để tạo ra bức đệm hoàn hảo cho đồ nội thất bên trong. Màu trắng thường được sử dụng làm màu tường nhất bởi nó vừa giúp nổi bật, tăng giá trị của màu sắc xung quanh, vừa giúp tạo ra không gian thoáng đãng, rộng rãi và mát mẻ.
Tận dụng ánh sáng như một yếu tố thiết kế
Ánh sáng là một yếu tố cực kỳ quan trọng cho mọi không gian, mọi phong cách và Minimalism cũng không là ngoại lệ. Ánh sáng tự nhiên đó là một chất liệu thiết kế miễn phí mà mọi kiến trúc sư sẽ tận dụng triệt để. Trong phong cách tối giản thường sử dụng cửa kính lớn, rèm mỏng và bố trí nội thất sao cho ánh sáng có thể lan tỏa tự nhiên, tôn lên các hình khối và vật liệu. Ngoài ra, ánh sáng nhân tạo cũng được thiết kế đơn giản, với đèn âm trần, đèn cây kiểu dáng tinh gọn, tập trung vào việc tạo không gian ấm áp mà không gây rối thị giác.
Đồ nội thất đơn giản, công năng cao
Các đồ nội thất theo phong cách tối giản được ưu tiên công năng hơn là mang tính trang trí cầu kỳ. Ghế, bàn, tủ… đều có thiết kế tối giản, hạn chế hoa văn, nhưng phải tối ưu hóa tiện ích. Đồ nội thất thường có đường nét gọn gàng, dễ di chuyển và sử dụng linh hoạt, thậm chí tích hợp nhiều chức năng (ví dụ: giường có ngăn kéo, bàn ăn mở rộng…).Các vật dụng trong nhà thường thường có thể đáp ứng công năng 2 in 1 hoặc 3 in 1, thông thường sẽ là các món đồ nội thất thông minh theo hướng hiện đại.
Hạn chế vật dụng và chi tiết trang trí
Như đã đề cập ở trên thì phong cách Minimalism ít đề cập đến yếu tố trang trí mà chủ yếu nhắc đến hình thức theo công năng. Minimalism không sử dụng quá nhiều đồ decor, tranh ảnh hay phụ kiện không cần thiết. Một vài điểm nhấn như bình gốm, cây xanh, hoặc tranh trừu tượng thường được chọn lọc kỹ, đặt đúng vị trí để vừa tạo cá tính, vừa không phá vỡ sự tối giản. Triết lý “ít là nhiều” thể hiện rõ qua việc giảm số lượng, nhưng tăng chiều sâu trải nghiệm.
Thể hiện phong cách sống của chủ nhà
Minimalism không đơn thuần là phong cách thiết kế, mà còn phản ánh lối sống và tư duy của gia chủ. Người sống theo phong cách này thường coi trọng sự ngăn nắp, yên tĩnh, tối ưu hóa cuộc sống và tránh xa sự dư thừa. Không gian tối giản là nơi thể hiện tính kỷ luật, tinh thần tỉnh thức và sự cân bằng nội tâm, phù hợp với những ai đề cao chất lượng sống hơn sự trưng bày vật chất.
Các mẫu thiết kế nhà phong cách tối giản và nội thất tối giản
Ngày nay phong cách tối giản ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là ở giới trẻ. Sưa Interior sẽ giới thiệu các mẫu thiết kế nhà phong cách tối giản và nội thất đơn giản ngay dưới đây để các bạn cùng tham khảo và lựa chọn nhé!
Ưu nhược điểm khi thiết kế nội thất theo phong cách tối giản
Bất kỳ phong cách thiết kế nội thất nào cũng có những ưu điểm và những mặt hạn chế của riêng mình, nó cũng thể hiện góc nhìn đa chiều trong thiết kế nội thất. Phong cách tối giản Minimalism cũng vậy, nó không thể chiều lòng tất cả mọi người, nó chỉ làm vui với những người yêu thích nó. Thiết kế nội thất theo phong cách tối giản mang lại không gian gọn gàng, thoáng đãng và hiện đại. Với ít đồ đạc và bố cục hợp lý, phong cách này giúp dễ dàng vệ sinh, tiết kiệm chi phí và tạo cảm giác thư giãn. Màu sắc trung tính và ánh sáng tự nhiên còn giúp không gian trở nên thanh lịch và bền vững với thời gian.
Tuy nhiên, tối giản cũng có nhược điểm như dễ tạo cảm giác lạnh lẽo, nhàm chán nếu không phối hợp khéo léo, hạn chế thể hiện cá tính và đòi hỏi sự gọn gàng, kỷ luật cao của người sử dụng. Ngoài ra, nó có thể chưa phù hợp với gia đình đông người hoặc có trẻ nhỏ do thiếu sự linh hoạt. Đây là phong cách lý tưởng cho những ai yêu thích sự đơn giản, tinh tế và sống ngăn nắp.
Lời kết
Phong cách tối giản không chỉ là một xu hướng thiết kế – đó là một lối sống. Nếu bạn muốn mỗi góc nhỏ trong ngôi nhà đều mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn và phản ánh đúng “chất” riêng của mình, thì đã đến lúc bạn để Sưa Interior biến điều đó thành hiện thực.
Tại Sưa, chúng tôi không chỉ thiết kế nội thất – chúng tôi kiến tạo không gian sống. Tối giản, nhưng không nhạt nhòa. Gọn gàng, nhưng vẫn đầy cá tính. Ghé Sưa và cùng bắt đầu hành trình sống nhẹ, sống đẹp theo cách của bạn nhé!