8 Quy Định Xây Dựng Nhà Phố Mới Nhất 2024 Bạn Cần Biết Khi Xây Nhà

Việc xây dựng nhà phố không chỉ dừng lại ở vấn đề thiết kế hay thi công mà còn phải tuân thủ những quy định pháp lý hiện hành. Năm 2024, các quy định xây dựng nhà phố đã có nhiều thay đổi quan trọng mà bạn cần biết để tránh vi phạm pháp luật và đảm bảo an toàn công trình. Hãy cùng tìm hiểu những điểm cần lưu ý này để có kế hoạch xây dựng nhà phố hiệu quả nhất.

Quy Định Về Giấy Phép Xây Dựng Nhà Phố Mới Nhất 2024

Quy định xây dựng nhà phố 1
Quy định xây dựng nhà phố

Hồ sơ bao gồm

– Một, đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

– Hai, bản sao những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;

– Ba, bản vẽ thiết kế xây dựng;

– Bốn, đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề hoặc đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu nêu trên thì hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận (điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD).

Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng:

Bước 1: Nộp 01 hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng.

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm giấy tờ, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất. Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.

Hạn Chế Số Tầng: Quy Định Xây Dựng Nhà Phố Phải Tuân Thủ

Quy định về số tầng & chiều cao nhà phố

Quy định xây dựng nhà phố 2

Chiều cao nhà là khoảng cách tính từ nền tảng một hay nền đất xung quanh đến đỉnh cao nhất của mái nhà. Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411: 2012mục 5.5, quy định về số tầng và chiều cao của nhà phố dựa trên kích thước lô đất:

  • Diện tích đất từ 15m2 đến nhỏ hơn 30m2: có chiều rộng mặt tiền từ 3m trở lên và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên thì tổng chiều cao công trình không vượt quá 12 mét. Nhà phố sẽ được xây dựng tối đa 4 tầng và thêm 1 tum.
  • Diện tích đất từ 30m2 đến nhỏ hơn 40m2: có chiều rộng mặt tiền từ 3 mét trở lên, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 5 mét thì chiều cao nhà phố không vượt quá 16 mét. Nhà phố đó chỉ được xây dựng tối đa 4 tầng & 1 tum.
  • Diện tích đất từ 40m2 đến 50m2: có bề ngang trên 3 mét đến dưới 8 mét, chiều sâu so với đường chỉ giới xây dựng từ 5 mét trở lên thì tổng chiều cao nhà phố không được vượt quá 20 mét. Nhà phố đó chỉ được phép xây dựng tối đa 5 tầng & 1 tum.
  • Lô đất có diện tích trên 50m2: có bề ngang trên 8 mét, chiều sâu so với  đường chỉ giới xây dựng từ 5 mét trở lên thì chiều cao nhà phố không vượt quá 24 mét. Tức là ngôi nhà đó không được phép xây dựng hơn 6 tầng.

Lưu ý: Các quy định trên chỉ áp dụng với các công trình nhà ở liền kề. Tiêu chuẩn thiết kế quy định về chiều cao tại Hà Nội căn cứ vào quy định tại mục 5 tiểu mục 5.5 tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012.

Để để tìm hiểu chi tiết về quy định chiều cao và số tầng khi xây nhà, mời bạn đọc thêm bài viết sau: HÀ NỘI ĐƯỢC PHÉP XÂY NHÀ Ở CAO BAO NHIÊU TẦNG? | xaytoam.vn

Quy định về chiều cao các phòng / không gian chức năng

Quy định xây dựng nhà phố 3

Đáp ứng các yêu cầu về chiều cao giúp không gian trong phòng luôn thoáng đãng, tạo bầu không khí thoải mái cho các thành viên sinh sống trong nhà.

Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411: 2012, các phòng và không gian chức năng trong nhà phố có quy định về chiều cao như sau:

  • Chiều cao tầng không nhỏ hơn 3,0 m
  • Chiều cao thông thủy của các phòng ở không nhỏ hơn 2,6 m.
  • Chiều cao thông thủy của các phòng phụ, bếp, ăn không nhỏ hơn 2,3 m
  • Chiều cao thông thủy của tầng hầm, kho không nhỏ hơn 2,2 m.

*Chiều cao thông thuỷ: Chiều cao từ mặt sàn lên đến mặt trong của trần nhà.

Nếu dự định xây tầng hầm, bên cạnh quy định chiều cao thông thuỷ, bạn cần nắm rõ quy định xây hầm nhà phố bao gồm yêu cầu về độ dốc, kết cấu, thủ tục giấy phép,…

Theo Khoản 4 Điều 12 Luật Xây dựng 2014, việc xây dựng nhà phố vượt quá số tầng cho phép, không tuân theo thiết kế đã được duyệt là vi phạm nghiêm trọng. Người vi phạm có thể bị phạt từ 15 đến 160 triệu đồng tùy vào mức độ và vị trí xây dựng. Ngoài ra, công trình vi phạm có thể bị yêu cầu tháo dỡ.

Khởi Công Khi Chưa Có Giấy Phép Bị Phạt Đến 100 Triệu Đồng

Theo Khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, việc khởi công xây dựng nhà ở mà không có giấy phép hoặc khi đang chờ cấp phép là hành vi trái pháp luật và có thể bị phạt từ 60 đến 100 triệu đồng.

Đảm Bảo Không Để Rơi Vãi Vật Liệu Xây Dựng

Việc để vật liệu xây dựng rơi xuống khu vực xung quanh mà không có biện pháp che chắn hoặc để vật liệu không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt theo Khoản 1 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP. Mức phạt dao động từ 3 đến 20 triệu đồng tùy theo tính chất và quy mô công trình.

Phạt Nặng Khi Xây Nhà Lấn Đất Hàng Xóm

Xây dựng nhà phố lấn chiếm đất của hàng xóm hoặc khu vực công cộng là vi phạm pháp luật. Mức phạt cho hành vi này có thể lên đến 120 triệu đồng theo quy định tại Khoản 10 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

Đảm Bảo Tuân Thủ Quy Định Về Khoảng Lùi Xây Dựng

Khoảng lùi xây dựng là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng nhà.  Khoảng lùi xây dựng với công trình nhà ở tại đô thị được quy định tại Điều 91, Luật xây dựng năm 2014 về điều kiện cấp giấy phép cho những công trình trong đô thị:

  • Nếu công trình có chiều cao dưới 22m và lộ giới rộng từ 19 – dưới 22m thì khoảng lùi xây dựng bằng 0.
  • Khi công trình có chiều cao trên 28m, khoảng lùi xây dựng bằng 6m.
  • Đối với các công trình cao 25m và lộ giới rộng trên 22m thì khoảng lùi xây dựng bằng 0.
  • Tính từ vỉa hè đến công trình và chiều cao 25m thì khoảng lùi xây dựng bằng 3.

Trong một số trường hợp đặc biệt, hiện trạng của khu vực không thể đáp ứng được yêu cầu về khoảng lùi như trong bảng trên thì khoảng lùi được xác định trong đồ án quy hoạch thiết kế đô thị chi tiết để đảm bảo sự thống nhất trong tổ chức không gian trên cả khu phố.

Tuân Thủ Các Quy Định Về Vệ Sinh Môi Trường

Trong quá trình xây dựng, cần tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường như: không đổ rác thải, xà bần bừa bãi, phải có biện pháp chống bụi, tiếng ồn, và quản lý nước thải xây dựng. Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP, nếu vi phạm, mức phạt có thể lên tới 500 triệu đồng tùy theo mức độ nghiêm trọng.

Đảm Bảo Quyền Lợi Của Người Lao Động

Nếu thuê nhân công xây dựng, cần tuân thủ các quy định của Luật Lao động về an toàn, bảo hiểm, và các chế độ phúc lợi khác cho người lao động. Vi phạm các quy định về quyền lợi người lao động có thể bị phạt từ 10 đến 100 triệu đồng, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.

Việc nắm rõ tất cả các quy định và lưu ý khi xây dựng nhà phố không chỉ giúp bạn tránh các vi phạm pháp luật mà còn bảo vệ quyền lợi của mình và đảm bảo an toàn cho cả gia đình. Luôn cập nhật thông tin mới nhất về quy định xây dựng để có kế hoạch xây dựng phù hợp và hiệu quả nhất.

Xem thêm:

Thiết kế không gian xanh trong nhà kiểu Indochine

—————————————————

Facebook: Sưa Interior

Zalo: Sưa Interior

Website: Nội Thất Sưa

Hotline: CSKH – TTMKT